Tại sao Nhật Bản lại nhiều bão thế nhỉ?
Chắc hẳn với những ai đã từng học tập, làm việc hay đã từng sinh sống thời gian dài ở Nhật đã từng ít nhất một lần tự hỏi “Tại sao Nhật Bản lại nhiều bão thế nhỉ?”.
Theo tính toán, trung bình mỗi năm Nhật Bản xảy ra chừng 25 đến 30 cơn bão
(*Trong vòng 65 năm trở lại đây, năm 1967 là năm mà Nhật Bản chịu nhiều bão nhất với 39 cơn bão)
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản sẽ gọi tên các cơn bão theo thứ tự mà chúng xảy ra kể từ ngày 1 tháng 1 hằng năm ví dụ như cơn bão số 1, cơn bão số 2, ….Tuy không phải tất cả các cơn bão đều đổ bộ lên quần đảo Nhật Bản nhưng trường hợp có cơn bão nào đó tiến gần đến quần đảo Nhật Bản và đổ bộ vào đất liền thì các cơ quan truyền thông như các kênh truyền hình, báo chí,… sẽ thông báo “Cơn bão số XX đang tiến gần vào Nhật Bản!” và sẽ cung cấp thông tin một cách chi tiết.
Bão là một hiện tượng tự nhiên sinh ra do áp thấp (hay còn gọi là áp thấp nhiệt đới) xuất hiện trên biển nhiệt đới với tốc độ gió mạnh nhất lên đến 17.2m/s. Nhưng lý do khiến Nhật Bản phải chịu nhiều cơn bão như vậy là do trên vùng biển Đông Nam Nhật Bản rất dễ sinh ra áp thấp nhiệt đới. Những cơn bão hình thành trên vùng biển Đông Nam đi theo hướng di chuyển của gió trong khí quyển và tiến vào quần đảo Nhật Bản. Mặc dù bão xảy ra suốt một năm nhưng vào mùa hạ và mùa đông do yếu tố khí hậu nên bão không thể tiến vào Nhật Bản. Vì thế, thời điểm cuối hạ đến trước khi đông đến (khoảng cuối tháng 8 đến tháng 9) là thời gian mà số lượng các cơn bão đổ bộ vào Nhật là nhiều nhất.
Các cơn bão khi đổ bộ vào đất liền thường là những cơn bão mạnh, gió lớn và mưa to,… nếu có nguy cơ gây ra nhiều ảnh hưởng như thiên tại, tổn thất, … thì cơ quan Khí tượng Nhật Bản sẽ phát lệnh “Cảnh báo bão” đến từng địa phương. Các vùng nhận được thông báo cảnh báo bão, tùy trường hợp, sẽ có thể cho các trường tạm nghỉ học đối với cấp tiểu học và trung học.