Văn hóa Nhật Bản

KIMONO 

van hoa nhat ban1

Trang phục truyền thống của Nhật Bản(着物-KIMONO) mà nam nữ sẽ mặc gọi là “Kimono”.Nó được cho là được bắt đầu từ trang phục của thời kỳ Heian (794-1192), cùng với dòng chảy thời gian thì kiểu dáng cũng dần thay đổi và vẫn được kế tục cho đến ngày nay. Có rất nhiều loại Kimono, tùy theo thời gian và địa điểm mà sẽ được phân biệt sử dụng.

YUKATA 

van hoa nhat ban2

Yutaka(浴衣)Nhật Bản là một loại Kimono, nhẹ hơn so với Kimono,vốn dĩ được cho là áo mặc trong nhà và sẽ mặc sau khi tắm.Kimono thì phải mặc ở bên trong một loại trang phục dùng cho quần áo Nhật gọi là “nagajiban” (áo lót giống Kimono)
nhưng Yutaka thì có thể mặc đơn giản và nhẹ nhàng ngay trên da không cần nhiều lớp như Kimono. Hiện nay, Yutaka đang trở thành trang phục truyền thống mặc vào các lễ hội mùa hè.

MONTSUKI HAOIRI HAKAMA
SHIROMUKU 

van hoa nhat ban3

Áo Montsuki Haori Hakama(紋付羽織袴)và Áo Shiromuku(白無垢) là một loại Kimono,áo Montsuki Haori Hakana dùng cho nam giới còn áo Shiromuku dùng cho nữ giới.Áo Montsuki Haori Hakana là trang phục đầy đủ số 1 thể hiện kiểu cách và sự kính trọng cao nhất.Là kiểu kết hợp giữa mặc một chiếc Hakama dài và Haori,hiện nay chủ yếu được mặc trong lễ kết hôn kiểu Nhật.
 Shiromuku là Kimono được may bằng một màu trắng ở cả mặt trước và sau, là trang phục của các cô dâu truyền thống mặc trong lễ kết hôn kiểu Nhật.

KABUKI

van hoa nhat ban4

Kabuki(歌舞伎) Nhật Bản là một loại hình nghệ thuật truyền thống phát triển vào thời kỳ Edo, là loại kịch nổi tiếng của Nhật.
Năm 1965 nó được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quan trọng.Thời kỳ chuyển đổi từ thời Azuchi Momoyama sang thời Edo, trong xã hội hỗn loạn của thời đại chiến quốc,xuất hiện những người đàn ông thực hiện những hành động thô bạo, lời nói bạo loạn đi ngược lại với xã hội xong trang phục và kiểu tóc lại rất lòe loẹt,mọi người gọi những người này là “người Kabuki”(mang hàm ý xấu vào thời đó),“Izumo Okuni”- một vũ công nổi tiếng ở Kyoto đã diễn mô phỏng những người đàn ông của “Kabukimono” rồi nhảy, múa và “ điệu nhảy múa Kabuki” chính là sự bắt đầu của kịch Kabuki. Điệu nhảy phản ánh hoàn cảnh xã hội khi đó đã được nhiều người yêu thích và cho đến nay nó vẫn là một vở kịch đại chúng được tiếp tục.

NINGYO JYORURI
(Kịch múa rối Nhật Bản)

van hoa nhat ban6

Ningyo yoruri(人形浄瑠璃) là kịch rối được diễn kết hợp giữa đàn Shamisen –nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản và kể chuyện.
“Kể chuyện” có ý nghĩa rất quan trọng nên vào khoảng đầu thời kỳ Edo đã sinh ra những trường phái dựa vào sự khác nhau của cách kể chuyện của người diễn.Hiện nay có 8 trường phái mà nổi tiếng nhất phải kể đến “Gida yubushi”.Ningyo Yoruri và Kabuki đều là loại hình nghệ thuật ra đời vào cùng thời kỳ nên cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhau.

NOUGAKU

van hoa nhat ban5

Nogaku(能楽) Nhật Bản cũng là một loại hình nghệ thuật, đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quan trọng.
Noraku bắt đẫu xuất hiện vào thời kỳ Muromachi mà có lịch sử dài hơn 600 năm cho đến tận ngày nay.
Nogaku gồm nhân tố mang tính âm nhạc và múa gọi là “Nô” (kịch Nô),kêt hợp cùng nghệ thuật hoạt ngôn của nhân vật chính theo kịch bản đối thoại cùng cử chỉ hài huớc.

BONSAI

van hoa nhat ban7

BONSAI (盆栽) Nhật Bản là nghệ thuật trồng cây trong chậu, vừa chăm sóc vừa ngắm nhìn cành,lá, gốc, chậu. Nó được cho là được truyền từ Trung Quốc vào thời kỳ Heian nhưng ngày nay Bonsai Nhật Bản đã trở nên gần gũi với nhiều người dân với tư cách là nghệ thuật của văn hóa Nhật Bản.Đặc trưng của nó là tạo ra những hình thù mô phỏng phong cảnh tự nhiên.

Thư pháp SYODŌ

van hoa nhat ban10

Thư pháp(書道-SYODŌ) là một công cụ văn bản truyền thống của Nhật Bản thời xa xưa,là nghệ thuật thể hiện chữ Hán và chữ Kana (bao gồm: hiragana + katakana) bằng bút lông – dụng cụ viết cổ xưa của Nhật Bản, và mực, đây là nghệ thuật tạo hình của phương đông để cố gắng thể hiện cái đẹp của từng văn tự.Vốn dĩ lối viết chữ này được lan truyền từ Trung Quốc nhưng Nhật Bản cũng vừa kết hợp với văn hóa độc đáo vừa làm cho thư pháp phát triển với tư cách là nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản.

Trà đạo SADŌ

van hoa nhat ban9

Việc pha trà xanh(茶道-SADŌ) mời khách dựa theo phương thức truyền thống gọi là Trà đạo,
tuy nhiên nó không chỉ đơn giản là rót trà vào và uống mà hiện tại còn đang phát triển thành một loại hình nghệ thuật kết hợp tất cả các mặt như tư thế thưởng thức trà,phương pháp lễ nghi, cách nghĩ và dụng cụ pha tra, đồ trang trí trong phòng trà…

Cắm hoa KADŌ

van hoa nhat ban8

Cắm hoa KADŌ (花道/華道) là Cắm hoa KADŌ một nghệ thuật tạo nên từ sự đánh giá sự cấu thành và hợp nhất hài hòa của phẩm từ nhiều loại thân cây và hoa.
Nghệ thuật cắm hoa là nghệ thuật bắt nguồn từ Nhật Bản nhưng hiện nay đang được lan rộng ra trên thế giới. Ngoài ra nó còn được gọi là “Ikebana”.

KENDŌ

van hoa nhat ban11

KENDO (剣道 Kiếm đạo) Nhật Bản là môn võ truyền thống của Nhật đánh nhau bằng kiếm tre mô phỏng cho kiếm.Nguồn gốc của Kendo được cho là từ sự rèn luyện kiếm tre để làm dụng cụ bảo vệ đã phát triển vào cuối thời kỳ Edo.
Hiện nay trẻ con Nhật Bản cũng được học Kendo trong chương trình học của cấp 2, cấp 3. Ngoài ra,
Kendo còn được mở rộng ra thế giới, 4 năm 1 lần sẽ tổ chức đại hội quốc tế về Kendo.

KARATEDŌ

van hoa nhat ban12

KARATEDO Nhật Bản (空手道 Không thủ đạo) là môn võ truyền thông có đặc trưng là kỹ thuật ra đòn bằng các cú đấm và chân bắt nguồn ở tỉnh Okinawa vào thời kỳ thiên hoàng Ryukyu.
Vào thời kỳ Taisyo nó được lan truyền từ tỉnh Okinawa sang các tỉnh thành khác,
hơn nữa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai thì đã mở rộng ra các nước trên thế giới.

JUDŌ

van hoa nhat ban13

JYUDO (柔道 Nhu đạo) là môn võ truyền thống với kỹ thuật chủ yếu là quăng, quật, ném, đánh vào huyệt đạo.
Cũng giống như Kendo, ngày nay trẻ con Nhật Bản cũng được học Judo trong trường cấp 2, cấp 3.
Ngoài ra nó cũng là một trong các môn thi đấu ở Olympic, là môn võ Nhật Bản nổi tiếng.

SUMŌ

van hoa nhat ban14

SUMO (相撲 Đấu vật) là môn võ truyền thống từ cổ xưa của Nhật Bản, là hình thức mà các lực sĩ đấu với nhau trên võ đài. Sumo ban đầu là một tín ngưỡng dựa theo “thần đạo” – một tôn giáo lâu đời của Nhật Bản, bắt đầu với hành vi để các lực sĩ thể hiện sự tôn kính và cảm tạ với các thần linh.

Văn hóa Nhật Bản Khác: 

link11
link3
link2